Our Blog

Heiken Ashi là gì ?

Trong giới đầu tư tài chính thường nói: “Xu hướng là bạn của trader”. Thật vậy, một nhà giao dịch chỉ có thể kiếm được lợi nhuận nhiều nhất khi đoán đúng hướng đi của thị trường. Giá cứ đi mạnh về 1 hướng thì rất dễ kiếm tiền bằng cách đu theo trend, chọn điểm đu trend thường có 2 cách là đánh breakout (phá vỡ) hoặc đánh retracement (thoái lui). Tuy nhiên, nếu dùng mô hình nến thông thường thì có thể sẽ bị nhiễu bởi những nến nhỏ không rõ ràng và tạo những nhận định sai về trend, đó là lý do mà Heiken Ashi ra đời. Nến Heiken Ashi được vẽ dựa trên dữ liệu của ngày trước đó, tập trung vào mức giá trung bình và phù hợp với chiến lược giao dịch theo xu hướng. Vậy chúng ta cùng đi vào sâu để tìm hiểu kĩ thuật phân tích có một không hai này nhé.

Heiken Ashi là gì? Những điều cần biết khi sử dụng Heiken Ashi?

Heiken Ashi là gì

Heiken Ashi (HA) trong tiếng Nhật có nghĩa là “thanh trung bình” hay “nến trung bình” vì các mức giá của nó có liên quan đến các giá trị trung bình, nó được tính từ giá trị trung bình của cây nến trước, lấy đó làm mốc đề hình thành cây nến tiếp theo. Kĩ thuật này sử dụng các mô hình và biểu đồ phù hợp với các chiến lược giao dịch theo xu hướng.

Trước khi tìm hiểu sâu hơn chúng ta cùng xem qua những dữ liệu cơ bản xung quanh nến “thần kì” này nhé:

  • Heiken Ashi có 4 mức giá: cao nhất (High), thấp nhất (Low), giá mở cửa (Open) và giá đóng cửa (Close). Nến Nhật cho trader (nhà đầu tư) thấy 4 dữ liệu giá của tài sản tại một thời điểm: Giá mở cửa, giá đóng cửa, giá đỉnh, giá đáy.
  • Giá đỉnh được biểu diễn bởi đuôi nến hoặc bóng nến trên (upper wick). Giá đáy được biểu diễn đuôi dây nến hoặc bóng nến dưới (lower wick). Thân nến biểu diễn giá mở cửa và giá đóng cửa. Trader có thể thấy rõ cơ chế hoạt động của nến nhật thông qua biểu đồ phía trên.
  • Về cơ bản, nếu giá đóng cửa: Thấp hơn giá mở cửa thì cây nến màu đỏ, cao hơn giá mở cửa thì cây nến màu xanh lá cây. Nói cách khác nến nhật chỉ rõ giá đóng cửa cao hơn hay thấp hơn giá mở cửa. Với hình ảnh trên nến màu đỏ thể hiện chi xu hướng giảm của nến đó.

Trong thời điểm dao động giá, xu hướng thị trường liên tục lên xuống. Điều này khiến trader khó có thể xác định xu hướng tổng quan. Đây là lúc nến Heiken Ashi phát huy tác dụng. Heiken Ashi điều chỉnh lại nến nhật trông cho rõ hơn. Thay vì sử dụng giá mở cửa, giá đóng cửa, giá đỉnh và giá đáy thì biểu đồ nến Heiken Ashi dùng giá trị trung bình cho 4 tham số này.

Công thức tính nến Heiken Ashi

Cách tính cho 4 tham số như sau:

  • Giá mở cửa Heiken Ashi= (giá mở nến trước + giá đóng nến trước)/2
  • Giá đóng cửa Heiken Ashi= (giá mở cửa + giá đỉnh + giá đáy + giá đóng cửa)/4
  • Giá đỉnh Heiken Ashi = giá trị cao nhất đạt được
  • Giá đáy Heiken Ashi = giá trị thấp nhất đạt được

Cách sử dụng Heiken Ashi

Phát hiện xu hướng

Các xu hướng liên tục xuất hiện thường sẽ xuất hiện một loạt nến đỏ sau đó tới một loạt nến xanh hoặc ngược lại. Nến Heiken Ashi càng ngắn lại, giá rất có thể bắt đầu động thái mới, có thể là đảo chiều. Dùng kết hợp với nhiều mô hình giao dịch, các đường trendlines để xác định xu hướng.

Cách sử dụng Heiken Ashi

Kết hợp đường Xu hướng với nến Heiken Ashi

Xu hướng tăng

Có thể bạn kẽ một đường trend line (như hình dưới đường màu đen hướng lên trên) cùng kết hợp với chuỗi nến Heiken Ashi tăng, gần như không có nến giảm kèm theo, hoặc có nhưng rất ít.

Kết hợp đường Xu hướng với nến Heiken Ashi

Xu hướng giảm

Có thể bạn kẽ một đường trend line (như hình dưới đường màu xanh dương hướng xuống dưới) cùng kết hợp với chuỗi nến Heiken Ashi giảm, gần như không có nến tăng kèm theo, hoặc có nhưng rất ít.

Kết hợp đường Xu hướng với nến Heiken Ashi 2

Lưu ý: Giá có xu hướng giảm hay tăng mạnh, nếu nến Heiken Ashi sẽ có rất ít hoặc không có bóng nến phía trên hay bóng nến dưới.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể áp dụng những loại mô hình để xác định được những điểm đảo chiều, đường xu hướng.

Kết hợp với mô hình Doji

Xuất hiện khi giá đóng cửa gần bằng mức giá mở cửa, báo hiệu hành vi mua/bán đang bị giằng co, có thể báo hiệu sự đảo chiều.

Kết hợp mô hình Doji với Heiken Ashi

Kết hợp với mô hình giá Tam Giác (Triangle)

Thường được tìm thấy trên biểu đồ Heikin Ashi, quan trọng ở đây là tuân theo hướng mà giá đã bức phá. Nếu hành động giá Heikin Ashi phá vỡ đỉnh của mô hình, điều này báo hiệu rằng mức tăng có thể sẽ được kéo dài, nếu hành động giá phá vỡ đáy của tam giác, thì chúng ta có thể dự đoán giá sẽ bắt đầu một động thái giảm giá mới.

Kết hợp mô hình giá Triangle với Heiken Ashi

Kết hợp với mô hình giá Cái Nêm (Wedge)

Một mô hình khác thường được tìm thấy trên biểu đồ Heikin Ashi là mẫu hình Wedge. Có hai loại mô hình Wedge – Rising Wedge và Falling Wedge. Trong đó, Rising Wedge có tiềm năng giảm giá. Trái ngược với điều này, Falling Wedge có tiềm năng tăng giá.

Kết hợp mô hình Wedge với Heiken Ashi

Trên đây là những kiến thức cơ bản mà nhà đầu tư cần biết về biểu đồ nến Heikin Ashi. Nến Heikin Ashi đặc biệt phù hợp trong một thị trường theo xu hướng. Do đó, nhà giao dịch cần tìm hiểu kĩ về đặc điểm, cách xác định cũng như những mô hình giá thường xuất hiện trên biểu đồ Helkin Ashi để có được một giao dịch thành công với xác suất lớn.