Our Blog

Chỉ số Dow Jones là gì?

Dow Jones, hay chính xác hơn là Dow Jones & Company, là một trong những công ty tin tức tài chính và kinh doanh lớn nhất thế giới. Đã được thành lập bởi Charles Dow, Edward Jones và Charles Bergstresser vào thế kỷ 19.

Dow Jones là gì ?

Chỉ số Dow Jones là gì

Dow Jones là một chỉ số chứng khoán với tên gọi đây đủ Trung bình Công nghiệp Dow Jones (Dow Jones Industrial Average), kí hiệu Dow30 hoặc DJIA, nó phản ánh giá trị của 30 công ty cổ phần lớn nhất tại Mỹ (Apple, Microsoft, Boeing …), gần giống với chỉ VN30 tại thị trường Việt Nam.

Bao gồm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành khác nhau đó là: Công nghiệp DJIA (Dow Jones Industrial Average), Vận tải DJTA (Dow Jones Transportation Average) và Dịch vụ DJUA (Dow Jones Utilities Average). Một thước đo cho toàn bộ thị trường tài chính của Mỹ.

Lịch sử hình thành

Dow Jones & Company sở hữu chỉ số DJIA đại diện cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chúng bao gồm chỉ số lâu đời nhất.

Trong thế giới tài chính, bạn sẽ thường nghe mọi người hỏi, “Hôm nay New York làm như thế nào? những người này có khả năng đề cập đến DJIA, vì đây là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất. Đôi khi nó phổ biến hơn cả chỉ số S&P 500, theo dõi 500 cổ phiếu và Chỉ số tổng hợp Nasdaq, …

Kể từ năm 1889, chỉ số này đang là một trong những ấn phẩm tài chính có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Đến năm 2012, S&P Dow Jones Indices LLC đã mua lại Chỉ số Dow Jones. S&P Dow Jones Indices LLC là liên doanh giữa thành viên kiểm soát S&P GlobalCME Group.

Sau năm 1916, tăng lên thành 20 cổ phiếu và năm 1928 là 30 cổ phiếu. Cho đến nay, con số 30 cổ phiếu được duy trì và chiếm hơn 25% giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. Trong thế kỷ vừa qua, danh sách 30 cổ phiếu này luôn có sự thay đổi, duy chỉ có General Electric là trụ được từ lúc ban đầu cho đến nay. Các công ty lớn như General Motor, Coca-Cola, Microsoft cũng góp phần tạo nên chỉ số DJIA ngày nay.

Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA)

Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA)

Thường được gọi là “chỉ số Dow”, DJIA là một trong những chỉ số chứng khoán được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Trong đó gồm các công ty như Apple, Boeing, Microsoft và Coca-Cola, … tất cả là 30 công ty

DJIA ban đầu ra mắt chỉ với 12 công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, sau này nó đã phát triển bao gồm 30 công ty. Các công ty ban đầu hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, bông, khí đốt, đường, thuốc lá và dầu mỏ. Hiệu suất của các công ty công nghiệp thường được coi là với hiệu suất của nền kinh tế tổng thể. Mặc dù sức khỏe của nền kinh tế Mỹ hiện đang gắn liền với nhiều lĩnh vực khác, nhưng DJIA vẫn được coi là một chỉ số quan trọng về sự thịnh vượng của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Danh sách 10 công ty trong DJIA

Công ty Kí hiệu
American Express AXP
Amgen AMGN
Apple Inc. AAPL
Boeing BA
Caterpillar CAT
Chevron CVX
Cisco Systems CSCO
The Coca-Cola Company KO
Dow Inc. DOW
Goldman Sachs GS
còn nữa  

Ưu điểm của chỉ số DJIA là nó tập trung vào các công ty có mức vốn hóa lớn, với tên tuổi nổi bật đối với các nhà đầu tư, khiến DJIA trở thành chỉ số thường xuyên được cập nhật. Khi nhà đầu tư muốn biết thị trường hôm nay thế nào, họ thường xét đến DJIA.

Nhược điểm của chỉ số này là không có tính đa dạng, chỉ giới hạn trong 30 công ty Mỹ. DJIA không chỉ tập trung vào các công ty công nghiệp theo tên của nó, nhưng chỉ số này không phản ánh chính xác hiệu suất ngành quan trọng khác của thị trường Mỹ hay toàn cầu. Tuy nhiên, nó là chỉ số theo giá, do đó không theo dõi hiệu suất thực tế của các công ty được niêm yết.

Vai trò Dow Jones (DJIA) quan trọng ra sao?

Cũng như NASDAQ Composite, S&P 500 và Russell 2000, chỉ số DJIA là một trong các chỉ số chuẩn được theo dõi chặt chẽ nhất để biết về các hoạt động tại thị trường chứng khoán Mỹ. DJIA ra đời nhằm đánh giá hiệu suất ngành công nghiệp Mỹ, chịu ảnh hưởng bởi các báo cáo kinh tế, mà còn bởi những sự kiện chính trị trong và ngoài nước Mỹ như chiến tranh, khủng bố…

Các biên tập viên của báo The Wall Street Journal, được xuất bản bởi công ty Dow Jones đã lựa chọn các công ty thành phần tạo nên chỉ số DJIA. Với thời buổi hiện nay, chỉ số này đã được mở rộng hơn so với cái tên “công nghiệp” của nó. Về cơ bản, bất kỳ công ty nào không thuộc ngành giao thông vận tải hay dịch vụ đều có thể được định danh trong chỉ số. Không có quy định cụ thể về tiêu chí lựa chọn các công ty thành phần, nhưng một cổ phiếu chỉ được định danh trong DJIA công ty có tầm ảnh hưởng mạnh, đó là mối quan tâm của một lượng lớn các nhà đầu tư.

Như kí hiệu mà chúng ta thường thấy DJ30, trong đó gồm có 30 công ty thành phần được chỉ định một tỷ lệ phần trăm đại diện cho trọng số của nó khi tính chỉ số. Ví dụ như 5M có trọng số là 8,3%, thì 8,3% biến chuyển của chỉ số DJIA có thể phụ thuộc vào biến chuyển của cổ phiếu 5M. Đối với, trường hợp các biên tập viên quyết định một công ty thành phần nên được thay đổi, thì toàn bộ danh sách sẽ được xem xét.

DJIA được tính theo phương pháp trọng số giá, bằng cách lấy tổng giá các cổ phiếu chia cho một số gọi là ước số (DJIA divisor).

Công thức tính DJIA (Dow Jones)

Tóm lại, chỉ số DJIA bạn nghe trong các bản tin kinh tế chính là trung bình trọng số giá của 30 cổ phiếu. Khi chỉ số DJIA tăng 30 điểm, có nghĩa là để mua cổ phiếu này vào 4h chiều hôm nay (thời gian đóng cửa thị trường), bạn sẽ phải tốn thêm 30 đô la so với cùng thời điểm một ngày trước.

Kết luận DJIA

Chỉ số DJIA hiện nay vẫn đang đóng vai trò hết sức quan trọng như một là chỉ báo của nền kinh tế,  đó là ý định ban đầu của Charles Dow. Chỉ cần bao gồm các cố phiếu của những công ty mà thể hiện những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn nhất định, thì chỉ số cổ phiếu này sẽ vẫn là một tiêu chuẩn vàng trong kênh tài chính toàn cầu.

Ngoài ra để có thêm thông tin về các quỹ chỉ số Dow Jones, các trang về quỹ chỉ số như American Stock Exchange (AMEX) và CBOE website cũng là một lựa chọn không tồi.